Tiêu chuẩn để electron di chuyển trong AO của mình chính là năng lượng nó mang trong người! Và cách nói lớp, phân lớp cũng chỉ là tượng trưng cho mức năng lượng của electron.

Nếu khó hiểu, hãy đọc lại ví dụ đã học sau: Tôi (electron) ở vila kế biển (AO) ⇔ tôi thuộc phân lớp siêu giàu ⇔ tôi ở lớp thượng lưu ⇔ tôi rất nhiều tiền (nhiều năng lượng).

1. Lớp và phân lớp electron (hoặc AO) đều ám chỉ mức năng lượng của electron

1.1. Lớp và phân lớp electron

Lớp: chứa các electron có mức năng lượng GẦN bằng nhau. Có 7 lớp – đánh số từ 1 đến 7 hoặc kí hiệu tương ứng là K, L, M, N, O, P, Q.

Phân lớp trong 1 lớp: chứa các electron có mức năng lượng BẰNG nhau. Có 4 loại phân lớp – kí hiệu là s, p, d, f.

1.2. Số electron tối đa trong phân lớp s, p, d, f

1.3. Số electron tối đa của lớp 1 đến lớp 7 (K, L, M, N, O, P, Q)

1.3.1. Bé tập đọc

Bạn hãy đọc dọc từ trên xuống dưới như dưới đây:

  • Lớp thứ 1 (kí hiệu K), có 1 phân lớp (kí hiệu 1s), có 1 Orbital, chứa tối đa 2 electron.
  • Lớp thứ 2 (kí hiệu L), có 2 phân lớp (kí hiệu 2s-2p), có 4 Orbital, chứa tối đa 8 electron.
  • Lớp thứ 3 (kí hiệu M), có 3 phân lớp (kí hiệu 3s-3p-3d), có 9 Orbital, chứa tối đa 18 electron.
  • Lớp thứ 4 (kí hiệu N), có 4 phân lớp (kí hiệu 4s-4p-4d-4f), có 16 Orbital, chứa tối đa 32 electron.

Từ lớp 5, 6, 7 hao hao giống nhau, bạn hãy đọc tiếp:

  • Lớp thứ 5 (kí hiệu O), có 4 phân lớp (kí hiệu 5s-5p-5d-5f), có 16 Orbital, chứa tối đa 32 electron.
  • Lớp thứ 6 (kí hiệu P), có 4 phân lớp (kí hiệu 6s-6p-6d-6f), có 16 Orbital, chứa tối đa 32 electron.
  • Lớp thứ 7 (kí hiệu Q), có 4 phân lớp (kí hiệu 7s-7p-7d-7f), có 16 Orbital, chứa tối đa 32 electron.

1.3.2. Công thức chỉ đúng từ lớp 1 – lớp 4

Lớp thứ n (n = 1, 2, 3, 4) có

  • n phân lớp electron.
  • n2 Orbital
  • tối đa 2n2 electron

1.3.3. Bé viết theo các mũi tên chéo

Để xài cho phần dưới, bé đọc theo từng mũi tên một và lần lượt viết ra cho đúng thứ tự; ta có dãy sau:

1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d10 4p6 5s2 (chỗ đánh dấu ngôi sao*) 4d10 5p6 6s2 4f14 5d10 6p6 7s2 5f14 6d10 7p6 6f14 7d10 7f14.

Nhớ số mũ là số electron tối đa ở phân lớp đó. Vậy theo dãy này, ta lấy các số mũ cộng lại thì tổng số electron tối đa là 156 (hoặc lấy số electron max của 7 lớp cộng lại – bạn xem lại hình trên).

2. Qui tắc đường chéo của ông Klech-kow-ski

Bạn nhìn vào những đường chéo, đọc từng mũi tên một và lần lượt viết ra (xem 1.3.3); kết quả thu được là dãy MỨC NĂNG LƯỢNG TĂNG DẦN CỦA CÁC AO như sau:

Hiểu như sau:

  • Năng lượng của phân lớp 1s < 2s < 2p < 3s < 3p < 4s < 3d < 4p < 5s < …* (dãy còn dài …đến 7f là kết thúc; tuy nhiên tuổi teen chỉ cần học thuộc đế chỗ đánh dấu NGÔI SAO là quá đủ).
  • Số mũ là số electron tối đa của phân lớp đó.

Nhớ số ghi trước không phải là toán nhân; đơn giản chỉ là kí hiệu lớp thứ mấy. Ví dụ

  • Ghi 2p ⇔ 1 phân lớp 2p, đọc là phân lớp p ở lớp thứ 2.
  • Ghi 3s ⇔ 1 phân lớp 3s, đọc là phân lớp s ở lớp thứ 3.

Số mũ chỉ số electron tối đa của phân lớp đó. Ví dụ

  • Ghi 2p6 ⇔ có tối đa 6 electron trên phân lớp 2p.
  • Tùy nguyên tử, có thể là 2p4 ⇔ có 4 electron trên phân lớp 2p.
  • Nhưng sai nếu bạn ghi 2p7 (hoặc số lớn hơn) ; bởi vì ………

Bạn phải học thuộc lòng dãy này để xác định loại nguyên tố và viết cấu hình electron sau này; đây là nội dung quan trọng và dùng suốt đời học sinh 3 năm lớp 10, 11, 12.

3. Liên kết nhanh

Đọc thêm bài viết về Nguyên tử và Hóa lớp 10 tại đây.

Viết bởi Đỗ Trọng Toan từ W3chem.com

Mình là người tự mình thực hiện toàn bộ dự án này – bao gồm xây dựng trang web, viết nội dung, tìm tài liệu tham khảo, trả lời câu hỏi bạn gởi về. Vui lòng xem xét QUYÊN GÓP để hỗ trợ W3chem CHỈ BẰNG CÁCH CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY LÊN MẠNG XÃ HỘI; bởi vì trong tương lai, bạn sẽ cho mình nhiều thời gian để làm việc trên W3chem, cũng có nghĩa bạn nhận thêm nhiều nội dung mới nhanh hơn tại đây.😍 🥰 😘

Mình cảm ơn bạn rất nhiều ⤵

Categorized in: