Natri là một nguyên tố quen thuộc với các bạn học sinh và những ai yêu thích môn Hóa học. Vậy Na hóa trị mấy và có các tính chất gì? Hãy cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết nhé.

Na hóa trị mấy?
Na hóa trị mấy?

Na hóa trị mấy? Giải thích hóa trị của Na

Natri (trong tiếng Latinh mới là natrium) hay Sodium là một nguyên tố hóa học hóa trị 1. Trong bảng tuần hoàn hóa học, nguyên tố Natri có ký hiệu Na và số nguyên tử bằng 11, nguyên tử khối bằng 23.

Vì sao Na có hóa trị 1?

Số hiệu nguyên tử của Na là 11 nên có 11 electron.

Cấu hình electron như sau: 1s22s22p63s1

Như vậy, ở lớp ngoài cùng chỉ có 1 electron. Điều này khiến cho nguyên tử Na luôn có xu hướng cho đi 1 electron để tạo thành cấu hình khí hiếm.

Na → Na+ + 1e

Đó là lý do mà Na có hóa trị 1.

Natri là kim loại kiềm màu trắng bạc
Natri là kim loại kiềm màu trắng bạc

Các thông tin khác về nguyên tố Natri

  • Ký hiệu hóa học: Na
  • Số hiệu nguyên tử: 11 thuộc chu kì 3 nhóm IA
  • Nguyên tử khối: 22,989 g/mol (thường lấy là 23 g/mol)
  • Độ âm điện: 0,93
  • Số oxi hóa: +1
  • Kiểu mạng tinh thể: Lập phương tâm khối
  • Số đồng vị: 23Na

Tính chất của Natri

Tính chất vật lý của Natri

  • Natri là kim loại kiềm có màu trắng bạc, mềm
  • Na khá nhẹ, khối lượng riêng 0,968 g/cm3
  • Natri dễ nóng chảy, nhiệt độ nóng chảy ở 97,83 độ C và sôi ở 886 độ C
  • Khi đốt cháy các hợp chất của Natri thì ngọn lửa có màu vàng

Tính chất hóa học của Natri

Natri là kim loại kiềm có tính khử rất mạnh: Na → Na+ + 1e. Các tính chất hóa học của Natri đó là:

Tác dụng với nước

Natri đều tác dụng rất mạnh với nước tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng khí hidro. Khi cho Na vào nước thì nó sẽ nóng chảy thành giọt tròn màu trắng và chuyển động nhanh trên mặt nước.

Phương trình hóa học:

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Tác dụng với phi kim

Khi đốt trong không khí hay trong oxi, Na cháy tạo thành các oxit (oxit thường, peoxit và supeoxit) và cho ngọn lửa có màu vàng đặc trưng.

4Na + O2 → 2Na2O

2Na + Cl2 → 2NaCl

Tác dụng với axit

Natri dễ dàng khử ion H+ trong dung dịch axit loãng (HCl, H2SO4 loãng…) thành hydro tự do.

Phương trình hóa học minh họa:

2Na + H2SO4 → Na2SO4 + H2↑

2Na + 2HCl → 2NaCl + H2↑

Tác dụng với khí hidro

Ở nhiệt độ 350 – 400 độ C và áp suất lớn thì Natri lỏng tác dụng với hidro tạo thành natri hiđrua.

2Na (lỏng) + H2 (khí) → 2NaH (rắn)

Cách điều chế Natri

Trong phòng thí nghiệm: Natri có sẵn nhưng cần lưu ý là phải được bảo quản trong dầu hỏa hoặc khí trơ để không bị oxi hóa bởi không khí.

Trong công nghiệp, người ta điều chế Natri dựa trên nguyên tắc khử ion kim loại. Natri sẽ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy các hợp chất hidroxit của natri hoặc natri clorua.

Các ứng dụng của Natri

Natri là một thành phần quan trọng trong sản xuất các hợp chất hữu cơ và este. Natri là thành phần của muối ăn (NaCl) là một chất quan trọng cho sự sống.

Các ứng dụng của Natri
Các ứng dụng của Natri

Các ứng dụng khác của Natri có thể kể đến là:

  • Trong một số hợp kim để giúp cải thiện cấu trúc của chúng.
  • Ứng dụng sản xuất xà phòng (trong hợp chất với các axít béo).
  • Ứng dụng natri để làm trơn bề mặt kim loại.
  • Dùng Natri làm tinh khiết kim loại nóng chảy.
  • Sản xuất đèn hơi natri là một thiết bị cung cấp ánh sáng từ điện năng.
  • Sử dụng như một chất lỏng dẫn nhiệt trong một số loại lò phản ứng nguyên tử.

Bài viết đã giải đáp cho bạn câu hỏi “Na hóa trị mấy?” cùng các thông tin về nguyên tố Natri. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm được nhiều kiến thức hữu ích.

Categorized in: